Thoái hóa khớp gối là bệnh có tỷ lệ mắc trên 95% người cao tuổi. Khớp gối là khớp chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì vậy khi hoạt động quá nhiều, khớp gối rất dễ bị thoái hóa.
1.Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của sụn khớp. Gây phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, hẹp khe khớp và hình thành gai xương. Cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.
Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều mà nghe tiếng lục khục. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp sẽ càng ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên. Mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp. Ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do:
- Quá trình lão hóa bởi tuổi tác: tuổi càng cao, sự phá hủy xương càng lớn hơn quá trình tái tạo xương.
- Cân nặng, công việc: Thừa cân, béo phì .Công việc phải ngồi nhiều, bê vác hoặc đứng nhiều gây tăng áp lực lên khớp gối
- Chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….
- Thoái hóa khớp gối có thể do viêm khớp gối, chế độ ăn thiếu Canci…
3. Triệu chứng
- Đau khớp gối: thoái hóa càng nặng, đau khớp gối càng nặng. Đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm. Lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm.
- Lạo xạo khớp: do thiếu dịch khớp, các đầu xương cọ vào nhau gây tiếng lạo xạo khi cử động
- Cứng khớp buổi sáng: khó cử động khớp khi ngủ dậy, phải xoa bóp, thường kéo dài dưới 1h
- Triệu chứng nặng: khớp sưng nóng đỏ do viêm khớp, tràn dịch khớp. Nếu không điều trị sẽ gây dính khớp và biến dạng khớp.
4. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa vào triệu chứng tại chỗ: Đau khớp, lạo xạo khớp, cứng khớp buổi sáng. Kèm theo các hình ảnh tổn thương trên Xquang, siêu âm khớp… như gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn.
Khi bệnh nhân có biệu hiện của thoái hóa khớp gối, thường được thực hiện một số phương pháp sau:
- Chụp X-quang: những hình ảnh chụp được từ X-quang cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện rõ ràng: Giai đoạn 1 xuất hiện gai xương nhỏ; Giai đoạn 2: thấy rõ gai xương khớp; Gai đoạn 3: khe khớp bị hẹp vừa; Giai đoạn 4: khe khớp bị hẹp nhiều và xương dưới sụn bị vỡ.
- Siêu âm khớp: Hình ảnh siêu âm sẽ cho biết tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải: tràng màng dịch khớp, màng dịch khớp đang ở tình trạng nào, những mảnh vụn thoái hóa khớp…
- Chụp MRI: Với phương pháp cộng hưởng từ sẽ cho bác sĩ thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.
- Nội soi khớp: là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ thoái của khớp gối và có cách điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.
Do đó, dể có thể kiểm tra chính xác, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra kĩ lưỡng.
5. Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh, có các biệu pháp sau:
- Chế độ dinh dưỡng: nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 – một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên các loại: xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua…
- Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: thường xuyên tập thể dục, tránh làm việc nặng quá sức.
- Bổ sung các thực phẩm, hoạt chất bảo vệ và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Tham khảo thêm tại: http://vuongthaokiencot.vn
Xem thêm:
Các giai đoạn của bệnh thoái hoá khớp gối
5 ĐIỀU NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI PHẢI CHÚ Ý NẾU KHÔNG MUỐN BỆNH NẶNG THÊM
5 LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA ĐỂ PHÒNG KHÔ DỊCH KHỚP GỐI
I gotta bookmark this web site it seems invaluable very useful. Shandeigh Tedmund Shep
Very good info. Lucky me I found your site by chance (stumbleupon).
I’ve saved it for later!
Also visit my web-site; rolex watches