THIÊN NIÊN KIỆN

Đánh giá post

Thiên niên kiện là một trong những vị thuốc nam hàng đầu trong các bài thuốc Đông y trị phong thấp, gai đốt sống, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay, thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu quý này trong bài viết dưới đây.

Tên gọi khác: cây Sơn thục, cây Bao kim. Thiên niên kiện nghĩa là Vị thuốc uống vào giúp “Nghìn năm khỏe mạnh”

Tên khoa học: Rhizoma Homalomenae.

Họ:  họ Ráy (Araceae)

Thiên niên kiện

1.Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây thảo sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, mọc so le, bề mặt lá mà xanh và nhẵn, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch.

Hoa mọc thành cụm, nở vào tháng 3 – 4 hằng năm. Quả mọng, có hình thuôn dài. Thiên niên kiện ra hoa vào tháng 4 – 6 và sai quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.

Thiên niên kiện có thân rễ dài, nhiều xơ, lá xanh nhẵn

Phân bố:

Cây thiên niên kiện thường được phát hiện và tìm thấy ở vùng khí hậu nóng ẩm thuộc phía nam của Châu Á và vùng tây nam Thái Bình Dương. Loại cây này mọc ở những vùng đất có độ ẩm cao như  vùng trũng men nguồn nước hay ven núi thấp, sườn đồi. Hiện nay cây đã được trồng để làm dược liệu ở nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Thân rễ

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Sau khi hái về, rửa sạch bùn đất và loại bỏ tạp chất. Sau đó cắt thành khúc 10 – 20cm và sấy khô với nhiệt độ 50 độ C. Cuối cùng đem sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn.

3. Thành phần hóa học

Thiên niên kiện chứa khoảng 0.8 – 1% tinh dầu, trong tinh dầu có chứa 2% este, sabinen, a-terpinen, terpineol, aldehyde propionic, acetaldehyt,…

Theo y học hiện đại: Tác dụng chống đông máu, chống viêm và giảm đau nhức xương khớp, tăng lưu thông máu.

4. Vị thuốc Hy thiêm trong y học cổ truyền:

1. Tính vị

Vị đắng, cay, hơi ngọt, tính ấm

2. Qui kinh

Qui kinh Can, Thận.

3. Công năng

Trừ phong thấp, bổ thận, mạnh gân cốt

4. Chủ trị

  • Trừ phong thấp, chỉ thống: dùng khi phong hàn thấp tý, đau nhức xương khớp, đặc biệt là khớp vai, cổ gáy
  • Thông kinh hoạt lạc: dùng khi khí huyết ứ trệ dẫn đến tê dại, co quắp, đau dây thần kinh
  • Mạnh gân cốt: Dùng cho người già đau nhức xương khớp, trẻ con chậm biết đi
  • Kích thích tiêu hóa: Dùn khi tỳ vị hư hàn, ăn uống không ngon,  khó tiêu, đầy bụng, phân lỏng nát
  • Dùng khói thiên niên kiện và thương truật xông chữa chàm dị ứng

5. Liều dùng, cách dùng

Dùng hy thiêm ở dạng thuốc sắc, đắp ngoài, ngâm rượu,… Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 6-12g/ngày

6. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ Thiên niên kiện:

Thiên niên kiện được ứng dụng trong nhiều bài thuốc, bao gồm bài thuốc trị đau nhức xương khớp, phong thấp, tê bì chân tay,…
  • Bài thuốc trị đau nhức xương, tê mỏi, phong thấp: Bạch chỉ 8g, thiên niên kiện 12g và cốt toái bổ 10g. Sắc uống, dùng hằng ngày chia 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc trị lưng gối đau mỏi: Quả dành dành 8g, thiên niên kiện 12g và rễ bưởi bung 10g. Đem các vị ngâm với rượu, uống hằng ngày.
  • Bài thuốc trị đau đầu cảm mạo: Dùng lục nguyệt sương 5 chỉ, thông bạch 2 chỉ, hy thiêm thảo 3 chỉ, tử tô 3 chỉ. Đem thuốc sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc trị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay: Thương nhĩ tử (sao vàng) 12g, ngải cứu 12g, thiên niên kiện 12g, thổ phục linh 18g, cỏ mực 16g, hy thiêm 28g, rễ cỏ xước 40g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc mạnh gân cốt và giảm đau nhức xương do tuổi tác cao: Hà thủ ô trắng, kê huyết đằng, thiên niên kiện và ngũ gia bì mỗi thứ 50g. Đem dược liệu ngâm với rắn cạp/ rắn hổ mang và rượu trong vòng 3 tháng. Sau đó dùng 1 chén nhỏ uống trong bữa ăn, sử dụng đều đặn trong nhiều tháng liền.
  • Chữa đau bụng kinh: Thiên niên kiện, Rễ bưởi bung, Rễ bướm bạc, Gỗ vang, Rễ sim rừng, các vị bằng nhau. Sắc uống.

7. Kiêng kỵ

+Cấm dùng cho người âm hư hỏa vượng, người háo khát, đau đầu, táo bón

Thông tin về dược liệu Thiên niên kiện trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

Tham khảo thêm tại:

Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt

Hy thiêm thảo– Thuốc quý vườn nhà

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khớp khỏe, ngủ ngon- an toàn dạ dày

 ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *