Dây đau xương hay còn gọi là khoan cân đằng,có nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khoẻ mạnh. Với công dụng tiêu viêm, thư cân hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, dược liệu này thường được dân gian sử dụng để chữa chứng đau mỏi gân xương, tê bì chân tay do bệnh phong thấp.
Tên gọi khác: Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, Cây đau xương, Khau năng cấp.
Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr.
Họ: họ Tiết đề (Menispermaceae)
1.Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Dây đau xương là loài thực vật thân leo, có cành rũ xuống, chiều dài từ 7 – 8m. Cành non của cây thường được phủ lông mịn nhưng khi già thì nhẵn. Phiến lá có hình tim, mặt dưới có lông nên màu nhạt hơn so với mặt trên. Lá có 5 gân nhỏ tỏa ra như hình chân vịt, lá rộng 8 – 10cm, dài 10 – 20cm.
Hoa có thể mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm, thường có màu trắng nhạt. Quả hình bán cầu, khi chín có màu đỏ và bên trong chứa dịch nhầy.
Phân bố:
Mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở Việt Nam.
2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Toàn cây
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi khô. Dùng sống hoặc sao vàng
3. Thành phần hóa học
Trong cốt toái bổ có các flavonoid hesperi- din (C A., 1970,73, 11382j) và 25-34,89% tinh bột
4. Tác dụng theo y học hiện đại:
Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thu Calci của xương, nâng cao lượng Phospho và calci trong máu giúp cho chóng liền xương. Thuốc có tác dụng giảm đau và an thần. Có tác dụng rõ phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ vữa mạch máu.
5. Vị thuốc Dây đau xương trong y học cổ truyền:
1. Tính vị
Vị đắng, tính mát
2. Qui kinh
Qui kinh Can, Tỳ
3. Công năng
Khu phong, thư cân, thanh nhiệt, hoạt huyết.
4. Chủ trị
- Chữa phong thấp tê bại, các khớp xương đau nhức
- Ngã chấn thương, ứ máu
5. Liều dùng, cách dùng
Có thể dùng dạng thuốc sắc, đắp ngoài, ngâm rượu,… Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 6-12g/ngày
6. Bài thuốc
Một số bài thuốc từ Dây đau xương:
- Bài thuốc trị đau nhức xương, tê mỏi, phong thấp: Bạch chỉ 8g,, dây đau xương 12g, thiên niên kiện 12g và cốt toái bổ 10g. Sắc uống, dùng hằng ngày chia 2 lần/ngày.
- Bài thuốc trị chứng thấp khớp: Dùng củ kim cang và dây đau xương bằng lượng nhau. Đem sắc thành cao, mỗi ngày dùng 6g.
- Bài thuốc trị chứng đau thần kinh tọa: Cốt toái bổ 12g, cẩu tích, dây đau xương, ngưu tất và kê huyết đằng mỗi vị 20g, thiên niên kiện 8g, ba kích 12g. Đem các vị sắc thành nước uống.
- Bài thuốc trị đau nhức, tê bì chân tay: Lá lốt, dây đau xương lượng bằng nhau, sao vàng với một ít muối. Bọc vào vải, chườm ấm vào chỗ đau.
- Trị rắn cắn (Hải Thượng Lãn Ông): Lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.
7. Kiêng kỵ
+ Thận trọng khi dùng cho người có tạng hàn
Thông tin về dược liệu Dây đau xương trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.
Tham khảo thêm tại: http://vuongthaokiencot.vn
Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt
Hy thiêm thảo– Thuốc quý vườn nhà
Mách bạn 5 bài thuốc dân gian trị thoái hóa khớp hiệu quả