CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Đánh giá post

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp, huỷ hoại của sụn, xương dưới sụn. Thoái hóa khớp thường diễn biến âm thầm, nguy hiểm và có thể dẫn đến tàn phế. Chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách thoái hóa khớp gối sẽ mang lại hiệu quả cao, ít tốn kém.

1.Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của sụn khớp. Gây phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, hẹp khe khớp và hình thành gai xương. Cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.

điều trị thoái hóa khớp gối

Sự mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp gây thoái hóa khớp gối. Điều này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương. Cuối cùng gây mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối.

2. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối
Đau khớp, lục khục là triệu chứng sớm của thoái hóa khớp gối
  • Đau khớp gối: thoái hóa càng nặng, đau khớp gối càng nặng. Đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm. Lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm.
  • Lạo xạo khớp: do thiếu dịch khớp, các đầu xương cọ vào nhau gây tiếng lạo xạo khi cử động
  • Cứng khớp buổi sáng: khó cử động khớp khi ngủ dậy, phải xoa bóp, thường kéo dài dưới 1h
  • Triệu chứng nặng: khớp sưng nóng đỏ do viêm khớp, tràn dịch khớp. Nếu không điều trị sẽ gây dính khớp và biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

Do đó, chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối sớm và đúng cách giúp hạn chế các biến chứng nặng. Nếu điều trị quá muộn, thời gian điều trị thường kéo dài, tốn nhiều chi phí mà hiệu quả không cao.

3. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

3.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán khớp gối theo ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology).

ACR đề ra 7 triệu chứng sau:

● (1) Có gai xương ở rìa khớp (trên phim chụp Xquang);

● (2) Dịch khớp là chất dịch đã bị thoái hóa;

● (3) Bệnh nhân là người trên 38 tuổi;

● (4) Bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp không quá 30 phút;

● (5) Khi cử động khớp có triệu chứng lục khục.

● (6) Tràn dịch khớp gối;

● (7) Đầu gối bị biến dạng: do các gai xương gây ra hoặc do trục khớp gối bị lệch.

Các chuyên gia ACR cho rằng, bệnh nhân đã bị mắc thoái hóa khớp gối khi có các yếu tố:

● (1), (2), (3), (4);

● hoặc (1), (2), (5);

● hoặc (1), (4), (5).

3.2 Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh

Bệnh nhân có triệu chứng của thoái hóa khớp cũng cần phải thực hiện một số siêu âm, chụp X-quang, MRI… Qua các hình ảnh đó, bác sĩ sẽ xem xét và dễ dàng đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Chụp X-quang

Hình ảnh X-quang thoái hóa khớp gối sẽ cho thấy những biểu hiện rõ ràng.

● Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ;

● Giai đoạn 2: Thấy rõ gai xương ở khớp gối;

● Giai đoạn 3: Khe khớp bị hẹp vừa;

● Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp nhiều. Xương dưới sụn bị xơ.

Điều trị thoái hóa khớp gối
Xquang khớp gối giúp chẩn đoán giai đoạn của thoái hóa khớp gối
Siêu âm khớp

Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ chuyên khoa sẽ dễ dàng nhận biết được sụn khớp gối đang gặp phải tình trạng gì. Một số triệu chứng thấy được qua các hình ảnh siêu âm khớp gối đó là:

● Tràn dịch khớp;

● Gai xương;

● Hẹp khe khớp;

● Độ dày của sụn khớp;

● Những mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp;

● Màng hoạt dịch khớp đang ở tình trạng ra sao.

4. ĐIÊU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Để điều trị hiệu quả thoái hóa khớp gối, phải kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, đảm bảo mục tiêu: Giảm đau, chống viêm; làm chậm quá trình thoái hóa và đảm bảo chức năng vận động của khớp

Giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng:

Giảm cân để giảm áp lực lên khớp khi đi lại, vận động. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, đặc biệt bổ sung calci, vitamin D để ngăn ngừa loãng xương.

Điều trị theo Tây y:

  • Sử dụng các thuốc giảm đau- chống viêm viêm không steroid (NSAID) như Meloxicam, Piroxicam, Diclophenac… cho tác dụng giảm đau nhanh, tức thì nhưng tác dụng không kéo dài, gây viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt những người bị tiểu đường, bệnh về tim mạch, huyết áp nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Decontractyl… Có tác dụng giảm đau nhức. Tuy nhiên, các loại thuốc này dễ gây buồn ngủ, buồn nôn, dị ứng da…
  • Vitamin nhóm B có tác dụng hồi phục tổn thương rễ thần kinh bị chèn ép, giảm tê bì.
  • Các thuốc tác dụng chậm như glucosamine, collagen, acid hyaluronic kết hợp vật lý trị liệu như siêu âm, hồng ngoại, tuy nhiên chỉ có tác dụng làm chậm diễn biến bệnh. Nếu nặng sẽ tiêm nội khớp hoặc tiêm ngoài màng cứng bằng corticoid, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, tiêm bổ sung dịch khớp.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Thuốc Tây giảm đau nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ.

Điều trị ngoại khoa: Mổ nội soi, mổ hở, mổ bằng tia laser, phẫu thuật cố định cột sống, bắt vít qua da,…

Vật lý trị liệu: bệnh nhân có thể áp dụng thêm vật lý trị liệu để giúp giảm đau, chống viêm, thúc đẩy quá trình lành bệnh và phục hồi vận động hiệu quả. Các phương pháp vật lý trị liệu thường áp dụng gồm:

Hình thức thụ động: Sử dụng máy kéo giãn cột sống, sóng ngắn trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, chạy điện, siêu âm, từ trường,…

Hình thức chủ động: Các bài tập phục hồi chức năng, bài tập vật lý trị liệu

Điều trị theo Đông y:

Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa khớp xảy ra do phong hàn thấp xâm nhập, kết hợp tạng thận suy giảm, khiến kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết không thông, gây đau nhức. Để chữa trị, Đông y tác động sâu bên trong, loại bỏ căn nguyên, khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tăng cường chức năng phủ tạng phòng ngừa tái phát.

Điều trị thoái hóa khớp gối
Đông y an toàn, lành tính nhưng tác dụng chậm, tốn thời gian đun sắc

Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên (chủ yếu là thuốc nam) để giảm đau, kháng viêm, trị bệnh từ gốc. Các bài thuốc đều được nghiên cứu kỹ càng, cây thuốc được sơ chế, gia giảm theo tỉ lệ phù hợp, thường kết hợp liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để đạt hiệu quả cao và nhanh chóng

Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, hiệu quả vững chắc và lâu dài. Đặc biệt phù hợp với mọi người bệnh. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng chậm, phải đun sắc nên nhiều người e ngại sử dụng.

5. VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khắc tinh của thoái hóa khớp

Vương thảo kiện cốt được nghiên cứu, phát triển bài thuốc điều trị bệnh xương khớp hàng trăm năm của người Dao với thành phần và công dụng:

  • Củ dòm (Củ gà ấp): khu phong trừ thấp, thông kinh lạc,chỉ thống, an thần mà hòa tỳ vị
  • Hy thiêm: Khu phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng giảm độc, an thần, hạ áp.
  • Ngũ gia bì, Thiên niên kiện, Cốt toái bổ: trừ phong thấp, bổ can thận, hỗ trợ cùng củ dòm, hy thiêm tăng tác dụng trừ thấp thông kinh lạc.
  • Đương quy, Kê huyết đằng: bổ huyết, hoạt huyết
  • Đẳng sâm: Bổ trung, ích khí, sinh tân

Các vị thuốc hợp lại có tác dụng trừ phong thấp, bổ can thận, mạnh gân xương, dùng cho các chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, khớp sưng đau, vận động khó khăn. Hỗ trợ giảm đau hiệu quả trong thoái hóa khớp, viêm khớp, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay.

thuốc khớp
Vương Thảo Kiện Cốt được nghiên cứu bởi PGS.TS Trần Văn Ơn- hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn dạ dày.

TPBVSK Vương Thảo Kiện Cốt là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp từ tri thức thảo dược dân tộc do PGS.TS Trần Văn Ơn- nguyên trưởng bộ môn Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội. Với nguồn nguyên liệu chuẩn hóa từ vùng trồng đạt chuẩn GACP và công nghệ sản xuất hiện đại, Vương Thảo Kiện Cốt đã mang lại giải pháp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả mà an toàn với dạ dày từ 100% thảo dược Việt.

Xem thêm:

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các giai đoạn của bệnh thoái hoá khớp gối

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *