Các phương pháp điều trị bệnh Thoát vị đĩa đệm

Đánh giá post

Thoát vị đĩa đệm có các kiểu đau dọc theo thần kinh hông, có thể lần theo vùng đau và có triệu chứng lên tới nơi xuất phát của rễ thần kinh bị tổn thương hay bị kích thích ở vùng thắt lưng.

Tham khảo bài viết Tiến triển bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Chứng đau thần kinh tọa từ rễ TL4. Đau hay tê bắt đầu từ ngang mức TL3-TL4 xuống đến giữa phần thấp cẳng chân và bàn chân; yếu cơ không thể nâng cao bàn chân. Cần tập đi trên gót chân, giữ các ngón nhìn ra phía trước nhưng phải nâng khỏi mặt đất. Có thể giảm phản xạ đầu gối.
  • Chứng đau thần kinh tọa từ rễ TL5. Khi đoạn TL4-TL5 bị tác động, khó nâng phần trước của bàn chân, khi đi lại dễ bị kéo lê phần trước bàn chân trên mặt đất (gọi là bàn chân rơi). Duỗi ngón chân cái có thể yếu. Có thể bị đau hay tê các ngón, đặc biệt là phần da giữa ngón cái và ngón thứ hai.
  • Chứng đau thần kinh tọa từ rễ Cùng 1. Các dấu hiệu bắt nguồn ở mức TL5-Cùng 1. Đau hay tê ở phía ngoài bàn chân; yếu không thể nhấc gót khỏi mặt đất hay đi lại trên các ngón chân. Có thể giảm phản xạ gân gót.
Đau do thoát vị đĩa đệm
Đau do thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị bệnh Thoát vị đĩa đệm

1. Điều trị nội khoa 

Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp phổ biến, chiếm 70-80% trong các liệu trình điều trị. Nó thường được áp dụng ở giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (phồng lồi đĩa đệm). Điều trị nội khoa có tỷ lệ thành công lên tới 95% nếu điều trị đúng cách, đúng chỉ định.

Mục đích của điều trị nội khoa là giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động. Đồng thời tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm mức độ chèn ép rễ thần kinh.

  • Đối với bệnh nhân đang bị đau:

Dùng thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol (trường hợp nhẹ) hay thuốc non steroid hoặc tiêm ngoài màng cứng, quanh rễ thần kinh (trường hợp đau nặng). Tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này có tác dụng phụ, nếu như không dùng đúng chỉ định hay thường xuyên lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan, thận.

Các thuốc có thể được sử dụng: kháng viêm, giãn cơ, gây ngủ, chống động kinh, các thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressants).

Bên cạnh chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo phương pháp nội khoa Tây y thì có thể chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y. Trong đông y cũng có phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, trong những trường hợp cần thiết chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Tuy thời gian điều trị bằng đông y thường kéo dài hơn nhưng được đánh giá khá cao về hiệu quả, tính bền vững, ổn định sau điều trị. Và đặc biệt nó an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ gây tổn hại như thuốc tây y.

2. Vật lý trị liệu 

Bài tập cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Bài tập cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Khi triệu chứng đau cấp cải thiện, tập chương trình phục hồi để dự phòng các tổn thương về sau. Bao gồm các bài tập để điều chỉnh tư thế, làm khỏe các cơ nâng đỡ cho lưng. Bên cạnh đó làm cải thiện tính mềm dẻo uyển chuyển.

Kết hợp với dùng thuốc, chúng ta có thể sử dụng vật lý trị liệu để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Ví dụ như động tác kéo giãn cột sống, xoa bóp, cấy chỉ, đeo đai lưng…)

3. Tiêm Steroid 

Tiêm Steroid
Tiêm Steroid

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thủ thuật phong bế rễ thần kinh chọn lọc hay tiêm steroid ngoài màng cứng. Đây là biện pháp giảm đau cấp dây thần kinh bị chèn ép. Thủ thuật này được thực hiện trong phòng mổ, sử dụng màng tăng sáng C-arm. Mỗi lần thực hiện có thể có hiệu quả trong 3 – 4 tháng.

4. Phẫu thuật 

Phẫu thuật nội so Thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật nội so Thoát vị đĩa đệm

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong những trường hợp như điều trị nội khoa thất bại, gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính hay thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ. Phẫu thuật ngoại khoa cũng có nhiều cách: mổ mở hoặc phẫu thuật ít xâm lấn. Với mổ mở thì chi phí thấp. Nhưng đường mổ lớn gây tổn thương giải phẫu lớn, nguy cơ mất nhiều máu, nhiễm trùng sau mổ.

Còn phẫu thuật ít xâm lấn như lấy nhân thoát vị đĩa đệm qua da hay qua hệ thống ống nong, sử dụng sóng cao tần tái tạo nhân đĩa đệm… Ưu điểm là vết mổ nhỏ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn nhưng chi phí khá lớn và có chỉ định chặt chẽ (lựa chọn bệnh nhân chính xác). Phải có trang thiết bị chuyên dụng, phẫu thuật viên chuyên sâu…

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm kết hợp dùng thực phẩm chức năng.

Vương thảo kiện cốt
Vương thảo kiện cốt

Ngày nay thực phẩm chức năng đã và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày ngoài bảo vệ và nâng cao sức khỏe ra thì các loại TPCN còn có vai trò hỗ trợ điều trị rất hiệu quả và đã được nhiều chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên sử dụng các loại TPCN này lâu dài.

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *