Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo giảm dịch nhầy để bôi trơn giữa các khớp. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và cứng khớp.
Đây là bệnh mãn tính, xảy ra chủ yếu ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người có kiến thức cần thiết để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Nguyên nhân chính của thoái hóa khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra còn do chấn thương và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp gây ra.
Thoái hóa khớp có thể gặp ở nhiều khớp khác nhau. Bao gồm: khớp háng, gối, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay, khớp cột sống… Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hoặc thoái hóa đa khớp. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.Nnếu không chữa trị sớm sẽ gây biến chứng khó lường.
Bệnh thoái hóa khớp gối phổ biến nhất trong các bệnh thoái hóa khớp. Vì khớp này luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ vững cơ thể, xoay và di chuyển.
Các giai đoạn của bệnh thoái hoá khớp gối
Thoái hóa khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hình ảnh khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp gần như bình thường, có thể có gai xương nhỏ.
Ở giai đoạn đầu tiên, khớp gối chưa có dấu hiệu bất thường cho thấy bị thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân đi lại bình thường, chưa xuất hiện cơn đau khớp. Hoặc có thể chỉ đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm, lên xuống cầu thang. Khớp gối cũng chưa bị sưng và không biến dạng. Nếu chụp thêm MRI có thể thấy khớp gối gần như bình thường.
Nếu không có các triệu chứng bên ngoài của viêm khớp để điều trị, bệnh nhân sẽ không phải tuân theo bất kỳ phương pháp điều trị nào cho viêm khớp giai đoạn 1. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có khuynh hướng hoặc có nguy cơ cao bị nặng hơn. Bệnh nhân nên uống một số loại thuốc bổ cho xương. Chẳng hạn như glucosamine và chondroitin. Hoặc bắt đầu tập thể dục để giảm nhẹ các triệu chứng thoái hóa khớp gối và làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.
Giai đoạn 2: Hình ảnh của khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương nhỏ.
Giai đoạn này vẫn được xem là giai đoạn tiến triển nhẹ. Xem trên phim X-quang có thể thấy kích thước bề mặt sụn khớp vẫn chưa có sự thay đổi nhiều. Bao hoạt dịch khớp vẫn hoạt động bình thường, cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng sụn và bôi trơn ổ khớp, giúp các đầu xương hoạt động được trơn tru. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau mỏi ở khớp gối sau khi vận động nhiều hoặc khi làm việc quá sức, làm việc sai tư thế; cứng khớp khi trời lạnh hoặc do ít vận động khớp.
Giai đoạn 3: Hình ảnh của khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp hẹp rõ, nhiều gai xương kích thước vừa, đặc xương dưới sụn, đầu xương có thể bị biến dạng.
Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ những cơn đau tại khớp gối. Các lớp sụn khớp bao bọc các đầu xương bị bào mòn nhiều và khoảng không gian giữa các đầu xương bị thu hẹp thấy rõ. Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng cũng xảy ra thường xuyên hơn. Kèm theo đó là các đợt viêm khớp gối (sưng, đau, tràn dịch) hoặc có biểu hiện vẹo khớp gối.
Giai đoạn 4: Hình ảnh của khớp gối trên phim X-quang: Khe khớp hẹp nhiều, gai xương có kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, đầu xương biến dạng rõ.
Đây là giai đoạn nặng, sụn khớp bị bào mòn và bong tróc gần như hoàn toàn để lộ đầu xương rõ rệt. Khoảng không gian chung giữa hai đầu xương thu hẹp đáng kể. Gai xương ngày càng lớn.Chất nhờn bôi trơn khớp giảm. Hiện tượng ma sát giữa hai đầu xương, gây đau nhức xương khớp nghiêm trọng. Người bệnh xuất hiện một loạt các triệu chứng đau nhức liên tục, cứng khớp, khó vận động khớp, khó đi lại… ảnh hưởng đến sinh hoạt. Theo thời gian, thoái hóa khớp gối có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp…
Tham khảo bài viết về các loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hoá khớp tại đây.