TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Đánh giá post

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mạn tính chiếm tỷ lệ cao ở người cao tuổi. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu, kéo dài âm ỉ, gây khó khăn trong sinh hoạt. Tác hại của thoái hóa cột sống đối với người cao tuổi rất nặng nề. Nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả, thậm chí là tàn phế.

1.Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mạn tính không thể điều trị khỏi. Đây là quá trình thoái hóa loạn dưỡng đĩa đệm, sụn khớp bị phá hủy, xương phát triển tạo thành các gai xương. Sự biến đổi này gây ra các cơn đau nhức khó chịu, cứng khớp, có thể kèm theo tê bì do thần kinh bị ảnh hưởng.

Việc đi lại, sinh hoạt trở nên khó khăn. Hậu quả đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống là rất lớn.

2.Tại sao người cao tuổi lại dễ bị thoái hóa cột sống?

80% người cao tuổi bị bệnh thoái hóa cột sống

Qua thời gian, quá trình thoái hóa tự nhiên gây phá hủy và biến đổi các cấu trúc dây chằng, xương khớp. Ở người cao tuổi, quá trình phục hồi kém, tuần hoàn nuôi dưỡng cơ khớp suy giảm. Các nguyên nhân kèm theo như lao động sai tư thế, bê vác nặng, ăn uống không đủ dinh dưỡng, ít vận động…làm trầm trọng và đẩy nhanh bệnh lý thoái hóa cột sống làm tỷ lệ này tăng cao ở người cao tuổi.

3.Tác hại khôn lường của thoái hóa cột sống đối với sức khỏe người cao tuổi

Bệnh thoái hóa cột sống gây nhiều triệu chứng khó chịu kéo dài. Nếu không được điều trị đúng cách, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng như yếu cơ, liệt cơ, rối loạn đại tiểu tiện, thậm chí là tàn phế.

Đau nhức cột sống

Đau nhức cột sống là triệu chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua khi đứng ngồi lâu, nghỉ ngơi đỡ. Sau cơn đau âm ỉ kéo dài, có thể đau dữ dội, thời gian đau kéo dài, kể cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau kèm theo cảm giác nhức buốt thường xuất hiện về đêm hoặc khi trời lạnh, gây mất ngủ, người mệt mỏi.

Cứng khớp, hạn chế vận động

Bệnh nhân khó cử động do cứng khớp, thường xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy. Cúi ngửa cột sống đau tăng, khó quay cổ hay đi lại, làm việc. Ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Tê bì chân tay 

Gai xương và hẹp khe khớp do thoái hóa đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Bệnh nhân thường thấy đau hoặc tê bì lan từ cột sống ra tay chân. Tê bì thường xuyên, tăng lên khi vận động cầm nắm, đi lại.

Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng trầm trọng khác

Rối loạn đại tiểu tiện

Do thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương chèn ép vào vùng rễ cùng đuôi ngựa gây đại tiểu tiện khó khăn hoặc không tự chủ. 

 Biến chứng yếu cơ, teo cơ, biến dạng gù lệch cột sống dẫn đến tàn phế

Thoái hóa cột sống có thể liệt nếu không điều trị.

Mạch máu và thần kinh bị chèn ép lâu ngày kèm theo đau khi cử động làm cơ yếu, kém nuôi dưỡng gây teo cơ, liệt cơ. Cột sống bị tổn thương kéo dài, đi sai tư thế do đau gây gù vẹo, cong lệch cột sống. Người bệnh đi lại rất khó khăn, thậm chí liệt và tàn phế.

Ngoài các ảnh hưởng về chức năng xương khớp, người bệnh thường mệt mỏi, ăn kém, ngủ không ngon, sút cân, tinh thần chán nản.

4.Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ thoái hóa cột sống.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn đa dạng thực phẩm. Đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu calci, vitamin, omega-3…như cá, thịt gà, sữa, rau xanh, hoa quả và các loại đậu. Uống đủ 1.5l nước mỗi ngày để đảm bảo hấp thu và bài tiết tốt nhất.

  • Tập thể dục đúng cách

Lựa chọn các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe và sinh hoạt của bản thân như đi bộ, bơi lội, yoga… Đảm bảo tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để khớp dẻo dai, phòng ngừa loãng xương.

  • Không bê vác nặng. Vận động đúng tư thế

Không cong lưng bê vật nặng vì tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đảm bảo thẳng lưng khi ngồi, đi đứng, bê vác. Nên sử dụng đai lưng để hỗ trợ, chống đỡ cột sống thắt lưng.

  • Kiểm soát cân nặng

Giữ cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.  Phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa.

  • Sử dụng các sản phẩm bảo vệ và phục hồi xương khớp

Bổ sung Calci và vitamin D, Glucosamin…để làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp.

Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn và nguồn gốc để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

5.Không còn lo ngại bệnh thoái hóa cột sống với Vương thảo kiện cốt 

Vương thảo kiện cốt được nghiên cứu thành công bới PGS.TS Trần Văn Ơn- bộ môn thực vật dược đại học Dược Hà Nội. Kết hợp bài thuốc quý của người Dao và bài thuốc cao Hy thiêm trong  dược điển Việt Nam, Vương thảo kiện cốt được chế tạo từ 100% thảo dược quý của Việt Nam như

 Củ dòm, Hy thiêm, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Bổ cốt toái…để trừ phong thấp, thông kinh lạc mà bổ can thận.

Kê huyết đằng, Đương quy, Đẳng sâm giúp bổ khí huyết, ăn ngủ tốt.

Sử dụng Vương thảo kiện cốt 3 tháng kết hợp với bộ VLTL ngâm chân và xoa bóp để nâng cao hiệu quả điều trị. Đảm bảo khớp khỏe không đau nhức mà lại ăn ngon, ngủ tốt và an toàn với dạ dày.

Tham khảo thêm tại đây

5 NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY THOÁI HÓA CỘT SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

 ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *