HIỂU ĐÚNG TRÀN DỊCH KHỚP GỐI ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐÚNG CÁCH

Đánh giá post

Tràn dịch khớp gối là tình trạng tổn thương nghiêm trọng do các bệnh lý khớp gối gây ra. Triệu chứng thường gặp là đau nhức, phù nề, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động. Vậy tràn dịch khớp gối là gì, có nguy hiểm không và làm sao để phòng ngừa?

1.Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc do các bất thường trong khớp. Bình thường, trong khớp luôn có một lượng dịch nhỏ có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát lên ổ khớp. Do chấn thương và các bệnh lý khớp gối khác sẽ gây viêm màng hoạt dịch, tăng lượng dịch gây nên đau nhức, sưng đỏ tại khớp, đi lại sinh hoạt hạn chế.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch khớp bị tổn thương

Tuy không phải là bệnh khó chữa nhưng nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

2.Nguyên nhân nào gây tràn dịch khớp gối?

Một số nguyên nhân thường gặp là:

– Tràn dịch sau chấn thương: đứt dây chằng, rách sụn chêm, gãy xương,…

– Tràn dịch trong các bệnh lý về khớp: thường gặp ở các bệnh lý mạn tính như thoái hóa khớp , Gout, viêm khớp dạng thấp

– Tràn dịch do nhiễm khuẩn: do vết thương tại khớp hoặc nhiễm khuẩn trong cơ thể như vi khuẩn lao, tụ cầu vàng…

3.Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối giai đoạn sớm hoàn toàn có thể điều trị mà không để lại nhiều biến chứng. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, tình trạng viêm kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất, tàn phế, bại liệt là điều không ai mong muốn

Tràn dịch khớp gối gây nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời

3.Tôi cần làm gì để phòng ngừa tràn dịch khớp gối?

4.1.Kiểm soát cân nặng:

Khớp gối chịu trọng lượng của cơ thể. Thừa cân gây tăng áp lực lên khớp gối, đè nén lên sụn khớp. Áp lực trong bao hoạt dịch tăng lên gây tràn dịch khớp. Vì vậy, giảm cân có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh lý khớp gối.

Giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối

4.2. Hạn chế chấn thương trong lao động và sinh hoạt

Hạn chế đứng lên, ngồi xuống đột ngột. Chú ý trong khi chơi thể thao, đi lại trên các bề mặt dễ bị trượt ngã làm tổn thương đầu gối.

Hạn chế chấn thương trong thể thao, sinh hoạt để phòng tràn dịch khớp gối

4.3. Bổ sung thực phẩm giàu Calci và vitamin D

Calci và Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và phục hồi tổn thương xương khớp. Bổ sung đủ calci và vitamin D phòng ngừa loãng xương, thoái hóa khớp, giảm nguy cơ tràn dịch khớp.

Các thực phẩm giàu Calci và vitamin D gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, tôm, cua, trứng, vừng, các loại rau có màu xanh đậm…

Bổ sung thưc phẩm giàu Calci để xương khớp khỏe mạnh

4.4. Tập luyện hợp lý

Vận động hợp lý góp phần ngăn ngừa, điều trị và phục hồi các bệnh xương khớp. Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp phát triển hệ cơ và duy trị sự dẻo dai của khớp.

Bơi lội, yoga là  hai môn thể thao phù hợp nhất với người bị bệnh lý khớp gối. Ngoài ra, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh…

Tập thể dục hằng ngày để ngăn ngừa và điều trị bệnh lý khớp gối

4.5. Điều trị, kiểm soát các bệnh lý khớp gối:

Điều trị đau khớp gối giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, ít tốn kém và thời gian ngắn. Nếu người bệnh chủ quan, tự ý dùng thuốc giảm đau và không nghỉ ngơi tập luyện đúng cách, tiến triển viêm tràn dịch khớp  là không tránh khỏi.

Khám và điều trị sớm bệnh lý khớp gối sẽ đạt hiệu quả cao.

Dùng các thuốc nuôi dưỡng và tái tạo khớp, ngâm chân masage tăng lưu lượng máu đến khớp… để làm chậm quá trình phát triển các bệnh lý khớp gối.

Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại http://bachkhoaxuongkhop.vn

Bài viết cùng chủ đề

KHỚP GỐI KÊU LỤC KHỤC: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÚNG CÁCH

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khớp khỏe, ngủ ngon- an toàn dạ dày

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *