CỐT TOÁI BỔ

Đánh giá post

Cốt toái bổ (Còn gọi là Tắc kè đá) là vị thuốc bổ thận mà mạnh gân xương, hoạt huyết, cầm máu và giảm đau. Dược liệu thường được dùng để chữa gãy xương lâu lành, người già bị suy nhược, thận hư yếu khiến chân răng chảy máu, miệng khát, đau lưng mỏi gối,…

Cốt toái bổ (Còn gọi là Tắc kè đá) là vị thuốc bổ thận mà mạnh gân cốt, hoạt huyết chỉ thống.

Tên gọi khác: Tắc kè đá, Tổ rồng, Bổ cốt toái, Hầu khương, Thân khương, Hồ tôn khương, cây Tổ phượng, …

Tên khoa học: Drynaria fortunei

Tên dược: Rhizoma drynariae.

Họ:  Dương xỉ (Polypodiaceae)

1.Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cốt toái bổ là một dạng dương xỉ , sống phụ sinh trên những thân cây lớn (cây si, cây đa), mọc ở đám rêu ẩm ướt hoặc mọc ở hốc đá. Cây có thân rễ dày, bóng, được phủ lớp lông màu vàng óng.

Cốt toái bổ là một dạng dương xỉ , sống phụ sinh trên những thân cây lớn ở nơi ẩm ướt.

Lá cây hình lá kép lông chim, mép lá có răng cưa, phiến lá hình xoan, gốc hình trái tim, không cuống, dài 3 – 5cm và mọc nhiều phủ lấy thân rễ.  Gân ở mặt dưới lá có các túi bào tử xếp thành hai hàng, bào tử có hình trái xoan và màu vàng nhạt.

Bào tử có hình trái xoan và màu vàng nhạt, xếp ở mặt sau lá.

Phân bố:

Mọc hoang ò khắp núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ củ

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Rửa sạch, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.

3. Thành phần hóa học

Trong cốt toái bổ có các flavonoid hesperi- din (C A., 1970,73, 11382j) và 25-34,89% tinh bột

4. Tác dụng theo y học hiện đại:

Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thu Calci của xương, nâng cao lượng Phospho và calci trong máu giúp cho chóng liền xương. Thuốc có tác dụng giảm đau và an thần. Có tác dụng rõ phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ vữa mạch máu.

5. Vị thuốc Hy thiêm trong y học cổ truyền:

1. Tính vị

Vị đắng, tính ôn

2. Qui kinh

Qui kinh Can, Thận.

3. Công năng

Bổ thận, lợi cốt, hành huyết, chỉ thống.

4. Chủ trị

  • Chữa thận hư gây đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tai ù, răng đau rụng sớm
  • Chữa chấn thương, bong gân sai khớp, gãy xương (đắp ngoài)

5. Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng dạng thuốc sắc, đắp ngoài, ngâm rượu,… Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác. Liều 6-12g/ngày

6. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ Bổ cốt toái:

Cốt toái bổ được dùng rộng rãi trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư
  • Bài thuốc trị đau nhức xương, tê mỏi, phong thấp: Bạch chỉ 8g, thiên niên kiện 12g và cốt toái bổ 10g. Sắc uống, dùng hằng ngày chia 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc trị lưng gối đau mỏi: Đỗ trọng, cốt toái bổ và tỳ giải mỗi vị 16g, thỏ ty tử, dây đau xương, rễ gối hạc và ngưu tất mỗi vị 12g, cẩu tích 20g, hoài sơn 20g. Đem các vị sắc uống, dùng đều đặn hằng ngày.
  • Bài thuốc chữa gãy xương lâu liền và chứng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: tục đoạn, cốt toái bổ, cẩu tích, hoàng kỳ, đương quy và bạch truật mỗi vị 12g, hoài sơn, đảng sâm và ba kích mỗi vị 16g, thiên niên kiện 8g. Đem các vị sắc thành nước uống.
  • Bài thuốc mạnh gân cốt và giảm đau nhức xương do tuổi tác cao: Hà thủ ô trắng, kê huyết đằng, Bổ cốt toái, Thiên niên kiện và ngũ gia bì mỗi thứ 50g. Đem dược liệu ngâm với rắn cạp/ rắn hổ mang và rượu trong vòng 3 tháng. Sau đó dùng 1 chén nhỏ uống trong bữa ăn, sử dụng đều đặn trong nhiều tháng liền.

7. Kiêng kỵ

+ Âm hư, huyết hư không dùng.

Thông tin về dược liệu Bổ cốt toái trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy bạn đọc nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

Tham khảo thêm tại:

Củ dòm- Vị thuốc quý của người Việt

Hy thiêm thảo– Thuốc quý vườn nhà

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT- khớp khỏe, ngủ ngon- an toàn dạ dày

 ĐIỀU TRỊ GAI CỘT SỐNG THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *