5 ĐIỀU NGƯỜI THOÁI HÓA KHỚP GỐI PHẢI CHÚ Ý NẾU KHÔNG MUỐN BỆNH NẶNG THÊM

Đánh giá post

Thoái hóa khớp gối tiến triển nặng dần với các triệu chứng đau nhức, tê bì, viêm khớp, tràn dịch khớp, dính khớp, thậm chí là tàn phế. Sau đây là 5 điều bệnh nhân thoái hóa khớp gối phải chú ý nếu không muốn bệnh nặng thêm.

1. Kiểm soát cân nặng cực kì quan trọng trong thoái hóa khớp gối

Kiểm soát cân nặng làm giảm áp lực trực tiếp lên khớp gối. Một thân hình to béo sẽ tăng áp lực lên 2 đầu xương, đẩy nhanh phá hủy sụn khớp.

Kiểm soát cân nặng và vòng eo để giảm áp lực lên khớp gối

Kiểm soát cân nặng làm giảm áp lực lên sụn khớp và xương dưới sụn, làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp. Theo nghiên cứu, Thừa cân – béo phì có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, khớp cổ chân và vùng cột sống thắt lưng. Cân nặng vượt mức còn thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống thắt lưng, gout,…

2. Tăng cường bổ sung Vitamin D, calci

Vitamin D và calci làm xương khớp chắc khỏe. Giảm nguy cơ loãng xương. Tạo điều kiện phục hồi xương khớp. Calci, vitamin D chứa nhiều trong các thực phẩm như sữa và chế phẩm từ sữa, cá tôm, rau màu xanh đậm…

Các nhóm thực phẩm giàu Calci và vitamin D
Các nhóm thực phẩm giàu Calci và vitamin D

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, trong đó có hệ xương  khớp. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp gối nên đa dạng các loại thực phẩm.

3. Không ăn thức ăn ngọt béo, dầu mỡ

Đồ ngọt béo, dầu mỡ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.

Đồ ngọt béo làm tăng nhanh quá trình thoái hóa khớp, tăng cân và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường

Thịt mỡ và các món ăn chiên xào chứa nhiều acid béo không no, làm hẹp và xơ vữa lòng mạch. Thức ăn ngọt béo tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao…gây tổn thương mạch máu nhỏ. Do đó, cản trở dòng máu lưu thông đến nuôi dưỡng khớp. Sụn khớp kém nuôi dưỡng, khô dịch khớp làm triệu chứng bệnh trầm trọng thêm.

4. Không đi bộ, chạy bộ quá lâu

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị bệnh xương khớp nên vận động thường xuyên. Đi
Đi bộ thường xuyên giúp khớp được rèn luyện. Gân cơ tăng cường sức mạnh. Khớp dẻo dai và  duy trì tầm vận động khớp. Phòng ngừa biến chứng dính khớp.

Đi bộ quá sức làm trầm trọng thêm bệnh thoái hóa khớp gối

Nhưng đi bộ quá lâu lại làm đầu xương cọ trực tiếp vào nhau tổn thương khớp, tăng nguy cơ biến chứng viêm khớp, tràn dịch khớp

5. Không lạm dụng thuốc giảm đau

Lạm dụng thuốc giảm đau gây nhiều hậu quả khó lường

Sử dụng thuốc giảm đau làm tăng tình trạng nhớn thuốc. Tác dụng phụ như đau dạ dày, loãng xương, suy tuyến thượng thận đã được ghi nhận. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thảo dược để giảm đau, nuôi dưỡng xương cốt, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.

Hy vọng 5 chú ý trên đây sẽ được thực hiện để giúp các bạn có một khớp gối khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn, hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0868126288 để được bác sĩ tư vấn.

VƯƠNG THẢO KIỆN CỐT– bảo vệ sức khỏe xương khớp gia đình bạn

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *