10 THÓI QUEN SAI LẦM GÂY ĐAU LƯNG Ở NGƯỜI TRẺ

Đánh giá post

Hiện nay, tỉ lệ người trẻ  mắc đau lưng ngày càng tăng. Ngoài nguyên nhân do thoái hóa tự nhiên, phần lớn bệnh lý phát sinh do thói quen xấu. Để tránh mắc các bệnh về cột sống thì phòng bệnh là rất quan trọng. Dưới đây là 10 thói quen có tác động xấu đến thắt lưng mà nhiều người hay mắc phải.

1.Ngồi hoặc đứng quá lâu gây đau lưng

Ngồi và đứng lâu gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe

Ngồi hay đứng quá lâu sẽ làm giảm cấp máu  đến hệ cơ xương. Cơ và cột sống phải chịu áp lực lớn gây tổn thương đĩa đệm và sụn khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Rất nhiều người thoái hóa cột sống thắt lưng khi còn trẻ.

Vì vậy, không nên đứng hoặc ngồi quá 2 tiếng, hãy nghỉ 10-15 phút để vận động thư giãn nhẹ nhàng.

2.Ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế đều gây cong vẹo, lệch trục cột sống, đau lưng là điều không thể tránh khỏi.  Ngồi chéo chân, ngồi cong lưng, ngồi lệch bên…đều gây đau lưng. Giữ đúng tư thế cả khi đứng và ngồi như ngồi thẳng lưng, đứng thẳng  để đỡ cơ thể.

Ngồi sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng.

3.Đi giày cao gót

Khi mang giày cao gót, thắt lưng, cơ và gân gót phải co quá sức để nâng đỡ cơ thể. Nếu đi già quá cao hoặc quá lâu gây đau lưng, đau bắp chân hay đau phần gót chân.

Không nên chọn giày quá cao, không đi bộ đường dài với giày cao gót.

Đi giày cao gót gây đau lưng ở người trẻ.

4.Vặn lưng quá mức

Rất nhiều người có thói quen vặn lưng, vặn cổ để phát ra tiếng kêu. Thực chất, vặn lưng làm các khớp hoạt động nhanh, đột ngột và quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho cột sống thắt lưng.

5.Bê vác sai tư thế

Mang đồ nặng 1 bên, bê vác nặng khom lưng là thói quen nhiều người mắc phải.

Các động tác này kéo dài làm bào mòn sụn khớp, gây tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bao xơ tăng nguy cơ rách gây thoát bị đĩa đệm. Tư thế đúng là ngồi xuống và thẳng lưng để bê nhặt đồ vật.

Bê nặng sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng và thoát vị đĩa đệm

6.Hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, cà phê

Nicotine trong thuốc lá cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Bia rượu và cà phê làm hạn chế quá trình hấp thu Calci. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng.

7.Dinh dưỡng thiếu và không cân đối

Chế độ ăn thiếu chất, đặc biệt là vitamin D và calci làm hệ cơ xương khớp không đủ nuôi dưỡng, tăng nguy cơ loãng xương và gây bệnh đau lưng.

Ngược lại, chế độ ăn quá nhiều chất béo hay nhân purin làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh chuyển hóa như gout, đái tháo đường, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.

8.Thừa cân làm tăng nguy cơ đau lưng

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau lưng

 Thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.

9.Lười tập thể dục

Lười tập thể dục gây yếu cơ và dây chằng, làm giảm độ mềm dẻo của khớp, tăng nguy cơ loãng xương. Hãy chọn cho mình một môn thể thao phù hợp như  đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, cầu lông… để luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Lười vận động làm tăng tỷ lệ đau lưng ở người trẻ

10.Xem nhẹ bệnh đau lưng

Khi bị đau lưng âm ỉ, chưa nặng, nhiều người trẻ xem nhẹ chúng, tự uống các thuốc giảm đau mà không rõ thành phần và liều lượng. Bệnh nhân chỉ điều trị khi đau lưng đã nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Lúc này, điều khị phức tạp, thời gian kéo dài, chi phí cao nhưng hiệu quả kém, dễ tái phát.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *